Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Bị táo bón khi mang thai và cách khắc phục

Bị táo bón khi mang thai khiến người mẹ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đó là do chất thải và khí đọng lại trong ruột làm đầy bụng, khó chịu, buồn nôn… Từ đó, mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.


Vì sao phụ nữ mang thai lại dễ bị táo bón?


Do sự biến đổi về hormone: Cơ thể người phụ nữ khi mang thai thường có rất nhiều những biến đổi, đặc biệt là những biến đổi về hàm lượng hormone. Cơ thể sẽ tiết ra hormone giới tính duy trì thai, giúp thai nhi phát triển và khiến cho hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động chậm hơn để hấp thụ chất bổ dưỡng để nuôi thai nhi. Tuy nhiên việc khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn lại là nguyên nhân gây ra những cản trở trong việc đào thải chất cặn bã trong cơ thể. Lâu ngày đây sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến bị táo bón.

Sự gia tăng kích thước tử cung: Khi mang thai kích thước tử cung ở phụ nữ có thể tăng lên 500 lần so với bình thường. Sự gia tăng kích thước này sẽ chèn ép lên các cơ quan trong ổ bụng dẫn đến bệnh táo bón.

Sự phát triển của thai nhi: Sự phát triển nhanh chóng của thai nhi cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị táo bón. Thai nhi càng lớn thì càng áp lực gây ra lên khung xương chậu càng tăng khiến tình trạng táo bón có thể bị gia tăng.

Uống quá nhiều sắt và canxi: Thông thường khi mang thai, phụ nữ thường được khuyên uống bổ sung thêm sắt và canxi. Tuy nhiên khi uống quá nhiều khiến cơ thể không thể hấp thụ được hết những khoáng chất này và sẽ đào thải ra ngoài cơ thể. Khi thải ra ngoài sẽ là gánh nặng của hệ tiêu hóa, dẫn đến tăng nguy cơ bị benh tri.

Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn quá nhiều những đồ ăn không có lợi cho đường tiêu hóa như các đồ ăn nhiều dầu mỡ, các đồ ăn cay nóng. Uống rượu, bia, uống ít nước cũng gây ra hiện tượng táo bón khi mang bầu.

Do chế độ sinh hoạt: Khi mang thai, khiến cơ thể người phụ nữ mệt mỏi nên ngại vận động, hay ngồi một chỗ quá lâu cũng dẫn đến tình trạng bị táo bón.

Cách khắc phục táo bón khi mang thai


Để khắc phục bệnh táo bón khi mang thai chị em nên thực hiện các cách sau:

Tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám. Vì nếu như áp dụng những phương pháp tự điều trị mà không có sự chỉ định của bác sĩ rất có thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng cho không chỉ sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung nhiều chất xơ (khoảng 25 đến 30gram chất xơ mỗi ngày), những chất xơ này sẽ hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn để dễ dàng đưa chúng ra ngoài. Chất xơ có trong rau xanh, cam, chanh và những cây thuộc họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và giúp điều trị táo bón.

Thai phụ cũng nên bổ sung những loại hoa quả, củ tốt cho hệ tiêu hóa như củ khoai lang, quả chuối, đu đủ chín, táo, bí đỏ, rong biển. Tuy nhiên khi sử dụng, bà bầu cần ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều có thể gây ra đầy bụng khó chịu, thậm chí có thể gây tình trạng táo bón thêm trầm trọng hơn.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Mỗi ngày tốt nhất nên uống 2 lít nước. Đặc biệt vào thời kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối cần phải bổ sung nước cho cơ thể nhiều vì vào 2 thời kỳ này các bà bầu thường đi tiểu đêm nhiều lần vì thế nếu không bổ sung nước thì rất dễ dẫn đến mất nước và khiến cho tình trạng táo bón thêm trầm trọng.

Thông thường bị táo bón khi mang thai các bà mẹ thường được khuyên nên hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ nhưng nếu thực sự rất thích ăn những thực phẩm đó thì các bà bầu có thể áp dụng cách sau: đó là sử dùng dầu oliu để chiên thực phẩm. Dầu oliu không ngấm vào thức ăn nên không gây ảnh hưởng nhiều đến đường tiêu hóa nên các bà bầu có thể sử dụng được.

Uống sắt và canxi vừa phải không nên sử dụng quá nhiều, nên uống theo những liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định. Khi uống nên chia nhỏ và uống kèm với nhiều nước để cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt như lòng đỏ trứng gà, nho, chuối, súp lơ xanh, thịt bò thịt nạc, bí ngô.

Uống sữa vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cho các chất thải cặn bã dễ dàng được đưa ra ngoài cơ thể vào sáng hôm sau. Nếu như tình trạng táo bón quá nặng có thể hòa thêm hai thìa cà phê thầu dầu vào và uống.

Không cố gắng nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu. Khi bà bầu càng nhịn lâu phân càng bị dồn nén nhiều và trở nên cứng rắn hơn sẽ khiến cho quá trình đưa chất thải ra ngoài trở nên càng khó hơn.

Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày với thời gian vừa phải và cường độ nhẹ nhàng. Thời gian tập không nên kéo dài quá 30 phút và nên lựa chọn các môn thể thao như yoga, đi bộ. Luyện tập thể dục thể thao vừa giúp cho quá trình sinh nở sau này dễ dàng hơn vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh táo bón.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét