Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?

Nỗi lo mang tên “Bệnh trĩ sau sinh” luôn là đề tài được các chị em bàn luận nhiều nhất. Giai đoạn sau sinh con, cùng với niềm hạnh phúc được làm mẹ thì không ít chị em phải đối mặt với các vấn đề bệnh lý như viêm nhiễm phụ khoa, trầm cảm sau sinh, băng huyết, bệnh trĩ... khiến phụ nữ gặp nhiều phiền toái, khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như tâm lý. Thậm chí, một số chị em còn ám ảnh không dám nhắc tới chuyện sinh con lần nữa vì bị trĩ quá nặng trong lần sinh đầu tiên. Vậy, bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không? Khắc phục bệnh trĩ sau sinh như thế nào? Chị em có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.


Hỏi: Thưa bác sĩ! Em mới sinh em bé được 3 tháng. Trước khi sinh, thể trạng của em rất khỏe và không mắc bất kỳ vấn đề bệnh lý nào. Em sinh con bằng phương pháp sinh mổ. Trong khoảng 2 tháng đầu sau sinh, mọi sinh hoạt của em đều ổn, đi ngoài bình thường và không có dấu hiệu của bệnh trĩ như nhiều chị em vẫn cảnh báo. Tuy nhiên, khoảng nửa cuối tháng vừa rồi, em thấy xuất hiện triệu chứng táo bón, đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn mỗi lần đi ngoài, điều này khiến em rất sợ mỗi lần phải vào nhà vệ sinh. Mọi người nói em đang có biểu hiện của bệnh trĩ, nhưng vì bận con nhỏ nên em chưa đi thăm khám được. Hiện em đang uống lá diếp cá theo lời khuyên của mọi người nhưng chưa thấy bệnh được cải thiện. Em lo lắng quá, bác sĩ cho em hỏi “Bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không? và em phải khắc phục ra sao ạ?”. Mong nhận được câu trả lời sớm của bác sĩ phòng khám. Em xin chân thành cảm ơn! L.H (Hà Nội)

Trả lời: Bạn H thân mến! Câu hỏi của bạn cũng chính là chủ đề được các chị em quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là những chị em đang mang bầu và chuẩn bị vượt cạn. Thực tế, bệnh trĩ sau sinh là hiện tượng khá phổ biến. Nói về nguyên nhân bệnh mắc bệnh trĩ sau sinh, các chuyên gia của phòng khám cho biết: “Trong quá trình mang thai, cùng với sự phát triển to dần của thai nhi, cổ tử cung sẽ giãn nở theo, trọng lượng thai nhi gây sự chèn ép xuống vùng chậu tạo áp lực lên các đám tĩnh ở vùng hậu môn, dẫn đến hiện tượng táo bón và lâu dần sẽ hình thành bệnh trĩ. Nhiều chị em có thể không mắc trĩ trong quá trình mang thai nhưng với những nguy cơ tiềm ẩn như vừa kể cộng thêm với việc sinh thường đã tạo điều kiện cho bệnh trĩ hình thành ngay sau sinh chỉ một vài tuần”.

Bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?


Đây là thắc mắc chính mà bạn cũng như nhiều chị em cần giải đáp. Bệnh trĩ tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái, sự khó chịu và những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu bệnh phát triển ở mức độ nặng mà không được điều trị thì cũng có thể tiềm ẩn một vài nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Bệnh trĩ làm đảo lộn cuộc sống của phụ nữ sau sinh


Sau sinh, phụ nữ đã phải đối mặt với nhiều vấn đề như nuôi con như thế nào?, thói quen sinh hoạt hàng ngày bị thay đổi, tâm lý thay đổi, sức khỏe thay đổi... thì vấn đề bệnh trĩ sau sinh lại là một thủ phạm góp thêm cho những rắc rối không đáng có đó. Những triệu chứng như táo bón, benh di ngoai ra mau, đau rát hậu môn là nỗi “ám ảnh” thường trực các chị em khi mắc bệnh trĩ sau sinh, rất nhiều trường hợp “mất ăn, mất ngủ”, không tập trung chăm sóc con được chỉ vì bệnh trĩ, lâu dần có thể dẫn đến nguy hiểm.

Bệnh trĩ sau sinh nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề bệnh lý khác về hậu môn.

Một số vấn đề bệnh lý ở hậu môn nếu không điều trị bệnh trĩ đó là:

- Tắc nghẽn búi trĩ hoặc hoại tử búi trĩ gây đau đớn cho người bệnh

- Trĩ nội độ 3, độ 4 không được điều trị có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu, viêm nhiễm ở các mức độ khác nhau và có thể dẫn đến hình thành áp- xe hậu môn

- Hậu môn bị nứt rách: Điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì hiện tượng táo bón khiến bệnh nhân phải dùng sức để rặn quá nhiều hoặc khối phân to, rắn làm cho ống hậu môn phải căng giãn quá mức nhằm đẩy phân ra ngoài, lâu dần sẽ gây rách ống hậu môn hoặc nứt hậu môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ nước tiểu và phân xâm nhập sâu vào bên trong gây nhiễm trùng máu.

- Viêm nhiễm phụ khoa: Khi búi trĩ bị bị tắc nghẹt, không co lên dược kèm theo hiện tượng hậu môn thường xuyên ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại phát triển gây viêm nhiễm hậu môn, sau đó lan rộng ra các vùng lân cận dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới.

Cách khắc phục bệnh trĩ sau sinh


Để khắc phục bệnh trĩ sau sinh, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

- Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau sinh, lúc này chồng và những người thân xung quanh là nhân tố quan trọng hỗ trợ đắc lực cho chị em trong vấn đề chăm sóc bé để cho chị em có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

- Cân bằng chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn: Đây là điều quan trọng mà chị em cần làm để phòng tránh táo bón và bệnh trĩ ghé thăm. Thực tế có rất nhiều trường hợp sau sinh có suy nghĩ phải “tẩm bổ” bằng những thực đơn “toàn thịt” nhằm phục hồi sức khỏe và có nhiều sữa cho em bé. Điều này chỉ đúng một phần mà không phải đúng hoàn toàn, chị em vẫn phải cân đối giữa thịt và rau xanh để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể và phòng ngừa táo bón.

- Uống nhiều nước ấm: Không những kích thích sữa về nhiều mà còn giúp chị em phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả.

- Vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ thường xuyên chứ không phải nằm nguyên tại một vị trí trong nhà cũng là lời khuyên cho các chị em sau sinh để ngăn ngừa bệnh trĩ “ghé thăm”

- Nếu có dấu hiệu bị trĩ, bạn có thể áp dụng bài thuốc dân gian “Chữa trĩ bằng lá diếp cá”. Đây là phương pháp đơn giản mà hiệu quả lại khá cao với những chị em mới chớm mắc bệnh trĩ. Trong thời gian đang nuôi con bằng sữa mẹ phải hạn chế đồ sống thì chị em có thể đun lá diếp cá rồi lọc lấy nước uống hàng ngày, kiên trì trong khoảng 5 ngày chị em sẽ thấy tình trạng táo bón được cải thiện hơn rất nhiều.

Bạn H thân mến! Trên đây là giải đáp của các chuyên gia phòng khám về thắc mắc của bạn. Bệnh trĩ sau sinh thực sự là mối lo ngại hàng đầu của các chị em. Tuy nhiên nếu nắm vững các thông tin về bệnh trĩ ngay từ đầu cũng như biết cách phòng tránh bệnh thì chắc chắn chị em sẽ không phải bận tâm nhiều.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét